Cách sửa khóa tay nắm tròn tại nhà đơn giản

Hiện nay, có rất nhiều cách sửa chữa khóa cửa đơn giản và hiệu quả. Vậy đâu sẽ là cách sửa khóa tay nắm tròn hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Khóa cửa tay nắm tròn hiện đang là mẫu khóa cửa được nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho các thiết kế nội thất trong gia đình. Không chỉ được đánh giá cao về sự tiện lợi, kiểu dáng hiện đại mà dòng khóa này còn có giá thành khá rẻ, nên rất “được lòng” khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, có đôi lúc ổ khóa này cũng gặp phải những trục trặc, hư hỏng không mong muốn.

1. Tìm hiểu về cấu tạo của khóa tay nắm tròn

Trước khi đến với những cách sửa khóa tay nắm tròn, chúng ta cần phải hiểu được những thông tin cơ bản về cấu tạo dòng khóa này, để thuận tiện hơn trong quá trình khắc phục sự cố.

Dưới đây là các bộ phận cấu tạo nên một ổ khóa tay nắm tròn thông dụng hiện nay:

  • Tay nắm ngoài (cò ổ khóa)
  • Thân khóa
  • Nút bấm khóa
  • Ốp hãm trong
  • Vít bắt ốc hãm
  • Nắp ốp (bát khóa)
  • Tay nắm trong (có nút bấm khóa để khóa)
  • Backset (Ngõng khóa)
  • Vít bắt backset (ngõng khóa)
  • Thanh mặt đối
  • Ốp kim loại

Một số hiện tượng hư hỏng của khóa cửa

Khi tìm hiểu về các cách sửa khóa tay nắm tròn, hẳn bạn sẽ cần phải nhận biết được một số hiện tượng hư hỏng xảy ra đối với ổ khóa nhà mình:

  • Không dùng chìa cửa cũng mở được
  • Tay nắm bị cứng phải dùng chìa mới mở được
  • Khép cửa hay mở cửa phải giật mạnh khóa mới đóng/mở được
  • Xoay tay nắm cò không chạy, cò chạy bị rít nặng, cò không chạy vào hết, cò chốt khóa không trả về vị trí cũ
  • Khóa bị tê liệt hoàn toàn
  • Tay nắm đàn hồi yếu
  • Nút bấm không trả về vị trí cũ
  • Chìa nào cũng mở được
  • Không xoay được ruột chìa
  • Xỏ chìa vào không hết….

Nguyên nhân và cách khắc phục của một số lỗi hỏng khóa tay nắm tròn

Sau đây là một số cách sửa khóa tay nắm tròn áp dụng cho từng trường hợp hư hỏng, bạn hãy theo dõi xem ổ khóa nhà mình đang ở tình trạng nào nhé.

1 Tay nắm bị cứng khó mở

Nguyên nhân: tay nắm bị cài chốt định vị phía trong nút bấm

Cách sửa: Mở chốt định vị

2 Khép cửa phải giật mạnh khóa mới mở được

Nguyên nhân: Xệ bản lề – yếm thẳng góc với mặt cò hoặc cửa biến dạng, lỗ cò đục bị lệch

Cách sửa: Uốn yếm khung bao cong 45 độ, sửa lỗ khung bao, thay bản lề phù hợp, sửa cửa.

3 Tay nắm cò không chạy khi xoay

Nguyên nhân: Máng cò của thân khóa không móc vào chân cò

Cách sửa: Sửa lỗ thân khóa, móc lại cò

4 Cò chạy bị rít, nặng

Nguyên nhân: Lưỡi gà nằm trong yếm khung bao bị ráp sai

Cách sửa: Sửa lỗ khung bao

5 Cò không chạy vào hết

Nguyên nhân: Chân cò bị cong

Cách sửa: Nắn lại chân cò

6 Chốt khóa không trả về vị trí cũ

Nguyên nhân: Cửa bị vênh, xệ ép hư cò; Dính PU; Cong chân cò – cong đầu cò, móp lưỡi gà

Cách sửa: Sửa cửa; Vệ sinh PU; Thay cò mới

7 Khóa bị tê liệt hoàn toàn

Nguyên nhân: Cửa bị vênh, xệ ép hư cò; Lật máng lò xo, móp máng lò xo

Cách sửa: Sửa cửa, thay cò mới; Định hình máng lò xo lại.

8 Tay nắm đàn hồi yếu

Nguyên nhân: Móp máng trượt – Móp cổ tay – Giãn lò xo

Cách sửa: Nắn lại máng trượt, cổ tay, thay lò xo mới

9 Nút bấm không trả về vị trí cũ

Nguyên nhân: Móp lỗ nút bấm

Cách sửa: nắm lại lỗ nút bấm

10 Vặn ngoài cửa vẫn mở được dù bên trong đã bấm khóa

Nguyên nhân: Móp máng trượt – Vung khóa đụng thanh truyền – Bị cong hoặc móc đầu thanh truyền nút bấm

Cách sửa : Nới cung khá ra; Nắn thanh truyền, máng trượt cho thẳng.

11 Không gài được khóa, bấm nút không được

Nguyên nhân: Vung khóa đụng thanh truyền; Bung lò xo sơ mi; Bị cong hoặc móc đầu thanh truyền nút bấm.

Cách sửa: Nới vung khá ra; Gài lại lò xo; Nắn lại thanh truyền cho thẳng

12 Sút tay nắm

Nguyên nhân: Chốt định vị bị mòn; Lỗ định vị bị rách; Ráp chưa vào chốt định vị; Rớt nhíp định vị

Cách sửa: Ráp chốt định vị vào lỗ tay khóa; Sửa lỗ và chốt định vị; Gài lại nhíp.

13 Tay nắm xoay bị rít khó dùng

Nguyên nhân: Móp máng trượt; Cấn ti ruột chìa; Móp cổ tay nắm, lỗ đầu bấm, lỗ ruột chùa.

Cách sửa: Sửa máng trượt; Cắm ti vào xi lanh; Định hình các lỗ của tay nắm

14 Chìa nào cũng mở được

Nguyên nhân: Liệt lò xo, kẹt bi do dầu nhớt bụi bặm; Xổ bi, cong ti truyền lực,bung lò xo sơ mi

Cách sửa: Làm vệ sinh ổ bi, xếp lại bi; Ráp lại lò xo, nắn ti truyền lực cho thẳng.

15 Không xoay được ruột chìa

Nguyên nhân: Lộn chìa; Chìa bị nở; Chìa bị cong; Dính PU; Cửa bị vênh ép hư cò

Cách sửa: Thay chìa mới; Vệ sinh PU; Sửa cửa, thay bản lề mới

16 Chìa không thể xỏ vào hết

Nguyên nhân: Lộn chìa, chìa bị cong; Dính PU; Móp đầu bi; Có vật lạ trong xi lanh

Cách sửa: Thay chìa mới, nắn chìa cho thẳng; Vệ sinh PU, lòng xi lanh

Trên đây là một số nguyên nhân và cách sửa khóa tay nắm tròn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình khắc phục các sự cố liên quan đến ổ khóa tay nắm tròn. Nếu như bạn không thể tự sửa tại nhà, hãy liên hệ với suachuacua.com để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé.

Tin liên quan

Cách khắc phục bản lề cửa kính bị chảy dầu

3 Bước chỉnh tốc độ đóng (mở) cửa kính hiệu quả

Cách làm vách ngăn nhôm kính đơn giản không phải ai cũng biết

Hướng dẫn khắc phục cửa nhôm kính bị xệ cánh tại nhà

Khắc phục cửa cuốn bị kêu tại nhà đơn giản

Tự khắc phục cửa cuốn bị kẹt nan mà không cần gọi thợ

Tự khắc phục lò xo cửa cuốn bị đứt mà không cần gọi thợ

Cách khắc phục các lỗi thường gặp ở lưu điện cửa cuốn

Điều khiển cửa cuốn dính nước cần làm gì?

Mở cửa cuốn bằng điện thoại cần lưu ý điều gì?

Mở cửa cuốn bằng điện thoại chỉ 5 giây

Mẹo tẩy sơn dính trên cửa nhôm kính không phải ai cũng biết

Dấu hiệu nhận biết phụ kiện cửa nhôm kính phải được bảo dưỡng

Giải pháp giúp cửa nhôm chống chộm hiệu quả

Chọn bản lề cho cửa nhôm kính xingfa chuẩn nhất

Hướng dẫn chỉnh hành trình cửa cuốn đơn giản

Mẹo chọn cửa tự động cho các siêu thị

Cách vận hành cửa cuốn khi mất điện

Cách vệ sinh cửa cuốn đúng nhất

Nhận biết dấu hiệu để phân biệt các loại điều khiển cửa cuốn